Mô hình SWOT là giải pháp hữu ích trong việc nắm bắt và đưa ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào. Nhờ sử dụng công cụ này sẽ giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt và nhận biết được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để từ đó định hướng được bước phát triển một cách bền vững và lâu dài hơn. Vậy ma trận SWOT là gì? Phân tích và xây dựng mô hình SWOT hiệu quả, bạn đã biết chưa? Cùng FPT Skillking tìm hiểu thông tin chi tiết ngay dưới đây!
Khái niệm ma trận SWOT là gì?
SWOT là một mô hình phân tích được sử dụng trong kinh doanh của doanh nghiệp cực kỳ hiệu quả. Mô hình này đại diện cho 4 yếu tố được viết tắt của SWOT đó là: Strength (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), O - Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức).
Hướng dẫn cách xây dựng ma trận SWOT đạt hiệu quả
Cùng FPT Skillking tham khảo cách xây dựng ma trận SWOT ngay dưới đây:
Thiết lập mô hình SWOT
Theo các Giảng viên kinh nghiệm tại chuyên trang skillking.fpt.edu.vn, trước tiên khi lập chiến lược thì bnaj cần phải thiết lập mô hình SWOT dưới dạng bảng có đầy đủ 4 yếu tố S, W, O, T và các yếu tố mở rộng là SO, WO, ST, WT. Sắp xếp các yếu tố này ở các vị trí hợp lý. Sau đó, hãy tận dụng các câu hỏi để thu thập các thông tin liên quan và điền vào bảng. Việc thiết lập bảng phân tích SWOT sẽ giúp bạn có cái nhìn trực quan và có thể dễ dàng kết hợp chúng lại với nhau để đánh giá và so sánh.
Xác định và phát triển thế mạnh
Để có thể phát triển tối đa các điểm mạnh, bạn sẽ phải kết hợp một cách hợp lý với các thành phần của yếu tố điểm yếu. Nếu bạn muốn chiến lược kinh doanh phát triển điểm mạnh một cách tốt nhất, bạn phải nghiên cứu thật kỹ để lựa chọn các điểm và cơ hội thích hợp với nhau.
Ví dụ, điểm mạnh là phát triển hệ thống logistics thì bạn có thể tận dụng cơ hội sự gia tăng trong mua sắm online của khách hàng để tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
Biến rủi ro thành cơ hội
Khi bạn đã nhận thấy được các rủi ro tiềm ẩn thì hãy chuyển hóa chúng thành cơ hội cho sự cải tiến bằng những nguồn lực và thế mạnh có sẵn. Nhưng không phải rủi ro nào cũng có thể chuyển hóa thành cơ hội được nên doanh nghiệp hãy kết hợp chúng một cách phù hợp nhất.
Ví dụ: Nhu cầu uống cà phê đóng gói trên thị trường hiện nay ngày càng giảm sút được coi là một rủi ro. Tuy nhiên, bù lại bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp bạn rất giỏi. Từ đó, bạn có thể tận dụng họ để nghiên cứu, phát triển các loại cafe gói có nhiều mùi vị đặc sắc, thơm ngon hơn.
Nắm bắt lấy cơ hội hiện có
Ở yếu tố này, bạn cần phải tự cải thiện các điểm yếu để kịp thời nắm bắt lấy cơ hội hiện có. Để phát triển được chiến lược kinh doanh này, bạn cần phải nhìn nhận được điểm yếu và giúp doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội nếu khắc phục tốt. Bước này rất quan trọng vì chi phí bỏ ra để khắc phục khá tốn kém.
Ví dụ: Nhu cầu đặt đồ online từ các khách hàng ngày càng tăng cao nhưng điểm yếu là chưa có dịch vụ hỗ trợ giao hàng. Từ đó, bạn có thêm cân nhắc đầu tư xây dựng dịch vụ giao hàng nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.
Loại bỏ các rủi ro gây hại
Hãy thành thật nhìn nhận rõ vấn đề và khắc phục nó một cách sớm nhất để giảm thiểu rủi ro xảy ra trong tương lai.
Ví dụ: Tỷ lệ cạnh tranh các cửa hàng quần áo ngày càng tăng cao hơn nhưng cửa hàng của bạn lại không có gì nổi bật – rủi ro mà cửa hàng bạn đang gặp phải. Vậy nên bạn hãy cần tập trung xây dựng thương hiệu cửa hàng của mình bằng cách nghiên cứu và cho ra những mẫu quần áo khác biệt nhưng lại đẹp để tăng lợi thế cạnh tranh hơn.
Lời kết
Trên đây là giải thích khái niệm ma trận SWOT là gì? Phân tích và xây dựng mô hình SWOT hiệu quả cho doanh nghiệp mà FPT Skillking muốn chia sẻ đến bạn. Mọi chi tiết, xin vui lòng liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn.
限會員,要發表迴響,請先登入